Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bàn về cú đấm trong boxing



Không một võ sĩ quyền anh nào biểu diễn đấm vỡ gạch hay bất cứ cái gì hơi răn rắn. Tại sao vậy? Họ sợ hỏng tay. Các boxer bảo vệ đôi tay của mình kỹ càng như nghệ sĩ piano vậy. Tuy nhiên, dù ko đấm vỡ gạch nhưng mọi người đều công nhận boxing là môn võ có cú đấm mạnh nhất.

Các khoa học gia đã tính toán và chỉ ra rằng để phá vỡ một tấm bê tông dày 3,5 cm cần một lực tác động là 312kg. Người ta đo được lực cú đấm của vô địch WBO là Enzo Maccarinelli  mạnh đến 3,85 tấn. Và nếu anh này công phá bê tông thì có nghĩa là lực mà anh phóng ra đủ đập vỡ 10 tấm.

 Lực đó từ đâu ra?

Từ hai yếu tố chính:

Yếu tố thứ nhất:

Quả đấm nhỏ bé của boxing liên quan chặt chẽ tới một vật thể to lớn đó là quả đất. Sở dĩ có sự liên quan này bởi vì trái đất sinh ra lực hút và cũng nhờ lực hút này mà quả đấm mới có sức mạnh.

Vâng tôi đang muốn nói đến trọng lực.

Bạn hãy thử tung quả đấm trong môi trường ko trọng lượng, quả đấm hàng trăm cân đó chỉ còn vài lạng và điều này đã được các phi hành gia khẳng định. Nếu bạn ko tin, hãy thử bằng cách lặn xuống bể bơi và đấm hết sức, bạn sẽ cảm nhận được điều tôi muốn nói.


Vấn đề này có vẻ phức tạp về mặt vật lý và để làm rõ hơn chúng ta hãy xem xét vài ví dụ:

Bạn tiến chân trái lên và tung ra cú JAB. Trọng lượng của bạn chuyển từ phía sau ra phía trước cùng chiều với đòn đánh, Để làm điều này khớp cổ chân phải sẽ đẩy trọng lượng của bạn lên phía trước.

Khi bạn tung ra cú hook trái, dù chân nào bạn bước lên thì trọng lượng của bạn cũng phải chuyển từ trái sang phải.
Tóm lại, bước chân nào lên hay lùi chân nào xuống không phải là yếu tố quyết định sức mạnh của cú đấm, Sự quyết định ở đây là điều chuyển trọng lượng phải tuân theo qui luật vật lý. Nếu sự điều chuyển trọng lượng ngược chiều với véc tơ đòn đánh thì sẽ cản trở sức mạnh và nếu sự điều chuyển đó cùng chiều với đòn đánh thì sẽ cộng thêm lực cho đòn đánh.

Khi bạn lùi và đấm ra trọng lượng của bạn ngược chiều với đòn đánh và bạn mất đi yếu tố trọng lực trong đòn đánh, Lúc này bạn cần yếu tố thứ 2 để bổ xung lực. Đó chính là momen xoắn.

. Trong mọi đòn đấm của boxing ngoại trừ cú jab, lực đều được tao ra phần lớn bởi chuyển động tròn mà tâm của đường tròn là trục xương sống. Cách phát lực này không đòi hỏi bạn phải chuyển trọng lượng của mình từ sau lên trước, từ trái qua phải hoặc ngược lại mà cách phát lực này đòi hỏi trọng lượng của bạn xoay quanh trục xương sống theo qui luật ngược chiều kim đồng hồ nếu bạn đánh tay phải, và, theo chiều kim đồng hồ nếu bạn đánh tay trái. Để sở đắc kỹ thuật này đôi chân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Momen xoắn phải được khởi phát từ 2 chân.
yêu cầu tiên quyết là phải có 2 chân bám chắc trên mặt đất, trong đó một chân đảm nhiệm vai trò đẩy và chân kia đảm nhận vai tròn kéo để tạo momen xoắn. Khi lực cú đấm đến từ momen xoắn bạn không cần phải quan tâm đến chân nào bước lên trước hay chân nào lùi xuống trước miễn là khi đòn đấm tung ra một chân bạn tạo lực đẩy và chân kia tạo lực kéo để tao ra chuyển động tròn của toàn bộ cơ thể quanh trục xương sống hỗ trợ cho quả đấm bay ra.

Khi cú đấm bao gồm cả hai yếu tố là momen xoắn và trọng lực thì nó sẽ có lực cực đại.

Bộ pháp trong boxing khi tập lên đến một trình độ nhất định, bạn sẽ di chuyển thỏa mái theo ý thích mà không bị bó buộc vào những kỹ thuật cơ bản dành cho người mới tập. Bất cứ vị trí chân của bạn ở đâu bạn cũng có thể lắc người tung ra một loạt combo chớp nhoáng Lúc đó mới là lúc bạn thực sự nhảy tăng gô.

Tác giả: Trường Giang

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Thân pháp trong quyền anh

Thân pháp trong boxing
Cơ thể con người có cấu trúc giải phẫu kỳ diệu và hoàn toàn phù hợp với bất kỳ chuyển động nào mà họ muốn. Tuy nhiên, rất nhiều môn võ lại luyện cho con người bất động và cứng. Điều đó không có trong môn box.

Nếu chơi box bạn phải thuộc kỹ yếu lĩnh của môn thể thao này. Yếu lĩnh đó là:

Điều quan trọng không phải là bạn đấm trúng đối thủ mà điều quan trọng là bạn không để đối thủ đấm trúng.

Đặc trung của quyền anh không phải là những cú đấm bởi vì cú đấm có ở hầu hết các môn võ. Điểm đặc biệt để bạn nhận ra ngay một võ sĩ quyền anh đó chính là thân pháp đặc trưng.

Để làm tốt yếu lĩnh trên thì luyện thân pháp trong quyền anh là yêu cầu tiên quyết

Thân pháp quyền anh là gì?

Đó chính là chuyển động của toàn bộ thân thể trong khi chân đứng nguyên tại vị trí.

Đặc trung của chuyển động này là nhanh, mềm dẻo, mắt luôn hướng về đối thủ và luôn duy trì trạng thái cân bằng.

Mục đích của việc rèn thân pháp nằm ở ba ý chính sau đây:

Thứ nhất, Quyền anh không có những kỹ thuật niêm dính, gạt đỡ, tá lực đả lực như các võ phái khác do vậy họ phải dùng chuyển động cơ thể như một biện pháp phòng thủ. Để đối phó với những quả đấm bay tới võ sĩ quyền Anh sẽ sử dụng những kỹ thuật như:
Lặn (Ducking punches)
Né trái, phải ( sliping punches)
Nghiêng người, ngả người (the lay bach)
Nhô lên hụp xuống (Bobbing and weaving)

Mấu chốt của thân pháp trong quyền anh là  không cần nhìn thấy những cú đấm bay tới, và do vậy những chuyển động né tránh của cơ thể luôn ở trong một khung cảnh phòng ngự chủ động. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn luôn di chuyển không cần biết đối thủ có đánh hay không. Trên thực tế, nếu bạn nhìn thấy đòn đánh rồi mới né thì đã quá muộn rồi.

Lý do thứ hai là sử dụng thân pháp như một chiến thuật nghi binh, như một "mồi nhử". Nghi binh (Feinting) là một quá trình mà một võ sĩ quyền Anh đánh lừa đối thủ vào hành động một cách cụ thể. Làm cho đối thủ tưởng ta sẽ thế này nhưng thực ra lại thế kia.

Lý do thứ ba là một võ sĩ quyền sử dụng chuyển động cơ thể là để tạo lực cho những cú phản công đặc biệt là những cú đấm xúc.
 Có nhiều bài tập để rèn luyện thân pháp. Một trong những bài đó là hai võ sĩ đứng hai chân trước trong vòng tròn có bán kính khoảng 40cm. Họ tấn công nhau bằng tay mở. Hai chân trước không được ra khỏi vòng tròn. Bài tập đó gọi là pitty-patty slaps.Clip sau mô tả bài tập đó.


Tác Giả: Phan Trường Giang

Bộ pháp boxing


Kỹ thuật nào giúp bạn hóa giải hầu hết các đòn thế của mọi môn phái???
Kỹ thuật nào mà tất cả mọi môn phái phải dùng để tấn công???

Hai Câu hỏi tưởng như phức tạp kia hóa ra có chung một đáp án đó là bộ pháp. Đúng thế, bất cứ đòn tấn công nào dù hiểm hóc đến đâu bạn chỉ cần di chuyển lùi là xong. Và muốn tấn công địch thủ thì kỹ thuật đầu tiên mà mọi môn võ đều phải dùng đó là đạp bộ tiến lên.

Khi xem một loạt những clip giao lưu của các võ phái cổ truyền VN các bạn có thể nhận thấy rõ ràng rằng các võ sĩ đều rất yếu ở bộ pháp. Họ hầu như không biết các di chuyển tiến lùi phải trái một cách hợp lý và khoa học. Sự đơn điệu về bộ pháp dẫn đến sự đơn điệu về phương án tấn công và biện pháp phòng thủ cũng như phản công.

Trong boxing, bộ pháp là quan trọng nhất và chính nó làm nên sức mạnh của môn võ này. Bạn có thể gặp độc tí đại hiệp vì dù mất một tay bạn vẫn có thể chiến đấu nhưng sẽ không bao giờ có độc cẳng đại hiệp vì mất một chân đồng nghĩa với bạn không bao giờ có thể thượng đài. Do vậy trong boxing nói riêng và các môn võ đánh đài nói chung, đôi chân quan trọng hơn tay rất nhiều. Xét về khía cạnh vật lý, sức mạnh của đòn tay phải bắt đầu từ đôi chân. Điều này các bạn thấy rõ khi võ sĩ bị vật xuống thảm đôi chân không còn đứng trên mặt đất nữa thì đôi tay của họ mất phần lớn sức mạnh và cú đấm của họ chỉ như đập ruồi.

Trên thực tế, những võ đường mà tôi tham quan, rất tiếc, đều ít chú trọng đến luyện bộ pháp. Họ  luyện tấn, luyện cước, luyện khinh công, chạy nhảy  nhưng lại không luyện cách di chuyển. Điều đó gây nên những hệ lụy tai hại khi thượng đài. Tôi đã từng đuổi hết hơi một võ sĩ Cuba và phải chịu thua cay đắng bởi vì anh ta có đôi chân di chuyển hết sức nhanh nhẹn.

Để luyện bộ pháp tốt cần phải làm gì?

Tập bổ trợ: Đó là những bài tập nhằm nâng cao thể chất của chân và các khớp đặc biệt là khớp cổ chân. Có vô số các bài tập và sau đây là các bài tập tiêu biểu:
1-Nhảy dây.
2-Di chuyển theo vạch kẻ,
3 Nhảy hộp
4-Nhảy thang
5- Chạy biến tốc.
6- Bật cóc

 Tập kỹ thuật.


1- Tập tư thế phòng thủ
2-Tập tiến lùi sang phải sang trái
3-Tập bộ pháp di chuyển kết hợp với đấm
4-Tập bộ pháp kết hợp với né tránh và phản đòn.

Khi bạn sở hữu một đôi chân khỏe mạnh và nhanh nhẹn, bạn sẽ có một thứ vũ khí tấn công và phòng thủ vô cùng hữu hiệu. Clip sau là bài tập chân với vạch kẻ “Evaluation Line”


Tác Giả: Phan trường Giang
Kỹ thuật nào giúp bạn hóa giải hầu hết các đòn thế của mọi môn phái???
Kỹ thuật nào mà tất cả mọi môn phái phải dùng để tấn công???

Hai Câu hỏi tưởng như phức tạp kia hóa ra có chung một đáp án đó là bộ pháp. Đúng thế, bất cứ đòn tấn công nào dù hiểm hóc đến đâu bạn chỉ cần di chuyển lùi là xong. Và muốn tấn công địch thủ thì kỹ thuật đầu tiên mà mọi môn võ đều phải dùng đó là đạp bộ tiến lên.

Khi xem một loạt những clip giao lưu của các võ phái cổ truyền VN các bạn có thể nhận thấy rõ ràng rằng các võ sĩ đều rất yếu ở bộ pháp. Họ hầu như không biết các di chuyển tiến lùi phải trái một cách hợp lý và khoa học. Sự đơn điệu về bộ pháp dẫn đến sự đơn điệu về phương án tấn công và biện pháp phòng thủ cũng như phản công.

Trong boxing, bộ pháp là quan trọng nhất và chính nó làm nên sức mạnh của môn võ này. Bạn có thể gặp độc tí đại hiệp vì dù mất một tay bạn vẫn có thể chiến đấu nhưng sẽ không bao giờ có độc cẳng đại hiệp vì mất một chân đồng nghĩa với bạn không bao giờ có thể thượng đài. Do vậy trong boxing nói riêng và các môn võ đánh đài nói chung, đôi chân quan trọng hơn tay rất nhiều. Xét về khía cạnh vật lý, sức mạnh của đòn tay phải bắt đầu từ đôi chân. Điều này các bạn thấy rõ khi võ sĩ bị vật xuống thảm đôi chân không còn đứng trên mặt đất nữa thì đôi tay của họ mất phần lớn sức mạnh và cú đấm của họ chỉ như đập ruồi.

Trên thực tế, những võ đường mà tôi tham quan, rất tiếc, đều ít chú trọng đến luyện bộ pháp. Họ  luyện tấn, luyện cước, luyện khinh công, chạy nhảy  nhưng lại không luyện cách di chuyển. Điều đó gây nên những hệ lụy tai hại khi thượng đài. Tôi đã từng đuổi hết hơi một võ sĩ Cuba và phải chịu thua cay đắng bởi vì anh ta có đôi chân di chuyển hết sức nhanh nhẹn.

Để luyện bộ pháp tốt cần phải làm gì?

Tập bổ trợ: Đó là những bài tập nhằm nâng cao thể chất của chân và các khớp đặc biệt là khớp cổ chân. Có vô số các bài tập và sau đây là các bài tập tiêu biểu:
1-Nhảy dây.
2-Di chuyển theo vạch kẻ,
3 Nhảy hộp
4-Nhảy thang
5- Chạy biến tốc.
6- Bật cóc

 Tập kỹ thuật.

1- Tập tư thế phòng thủ
2-Tập tiến lùi sang phải sang trái
3-Tập bộ pháp di chuyển kết hợp với đấm
4-Tập bộ pháp kết hợp với né tránh và phản đòn.


Khi bạn sở hữu một đôi chân khỏe mạnh và nhanh nhẹn, bạn sẽ có một thứ vũ khí tấn công và phòng thủ vô cùng hữu hiệu. Clip sau là bài tập chân với vạch kẻ “Evaluation Line”