Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Vả quay.




 Chiêu này có trong nhiều môn phái và cách gọi tên cũng khác nhau.
Võ tầu thì gọi là Hoành sơn quyền, võ Tây thì gọi là spinning backfist võ Thái thì gọi là Mud Wiyang Glab võ Nhật kêu bằng Kaiten uraken hay Mawashi uraken. Võ ta gọi đơn giản nhất là vả quay.



Chiêu này xét về lực thì không mạnh và nhanh hơn cú hook nhưng bù lại nó là chiêu hết sức bất ngờ. Kỹ thuật của nó tương đối đơn giản và dễ tập có thể dùng để công và thủ.
Trong những trận thi đấu thì hiệu quả của chiêu này thường phát huy khi dùng để phản công hơn là khi dùng để tấn công, vì khi phản công đối thủ của bạn thường đang ở tư thế hở mặt do đang mải tấn công.

Sự bất ngờ trong chiêu này phần nhiều là do bộ pháp. Khi bạn bước sang trái thì đòn đánh lại tung ra từ bên phải và ngược lại. Bạn gập người xuống dưới và đòn đánh lại đến từ phía trên..vân vân. Trong nhiều trường hợp, bạn phải thực hiện một vài hư chiêu và sắp đặt trước khi tung ra đòn này để nó có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Môn võ đánh đài của các cụ ngày xưa đã đúc kết và truyền lại bộ Hoành sơn thập tam thức liệt kê 13 kiểu đánh xoay người lật tay trong võ ta.
Một cụ ông 62 tuổi đã vận dụng xuất sắc chiêu này để hạ anh chàng 24 tuổi. Sau trận đấu đó ông phát biểu rằng, để sử dụng chiêu này,tôi phải giả vờ hết hơi để nó chủ quan.



Nhân lúc định thủ mải tấn công hoặc hở mặt thì chiêu này phát huy hiệu quả tốt. Nhiều bạn cũng tập chiêu này nhưng mắc phải một số lỗi như sau:

1-Thẳng tay ngay từ lúc phát động đòn đánh
. Điều này làm lộ đòn và trong một số tình huống có thể gây gãy khuỷu tay. Đòn này chỉ thẳng tay vào giai đoạn chạm đích còn trong quá trình xoay người, tay phải thả lỏng và ôm sát vào người.
2-Tung đòn quá cao.
Đòn này hay bị hụt nếu bạn xoay người không khéo, nhất là khi đang thoái bộ. Người bạn bị ngiêng và làm cho tay bạn bay cao hơn đầu địch thủ.
3- Đánh mà không nhìn thấy đích
Nhiều võ sĩ vung tay bừa theo kiểu ăn may mà không cần biết đối thủ đang ở đâu. Trong một chừng mực nào đó, bạn phải xác định được mục tiêu trước khi ra đòn. Lúc quay người, bạn phải quay cổ trước và liếc thấy mục tiêu mà bạn muốn đánh tới.
4-Cứng khớp vai.
Khi thực hiện đòn này, toàn bộ cơ bắp và các khớp đặc biệt là khớp vai phải được thả lỏng tối đa nhằm tạo mô men quay lớn nhất. Sự cúng khớp làm giảm lực đòn đánh và nhiều khi làm mất thăng bằng cho võ sĩ nếu đối phương tránh được.



Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Tiêu Phong

Phong “giải rút”
Nó tên Phong biệt hiệu “giải rút”. Tại sao nó lại có biệt hiệu đó thì tôi xin kể ngay đây:

Nó học trên tôi một khóa ở trường thể thao, nhưng do học dốt nên đúp mẹ nó xuống khóa tôi.
Phong là môn đệ của thiếu lâm phật gia dòng cụ Năng. Nghe nó kể thì cụ Năng là đệ tử chân truyền của cụ Sê, cao thủ võ lâm người tầu phúc kiến. Thằng Phong đẹp trai dữ dội, thể hình to cao, cơ bắp cuồn cuộn, râu quai nón xanh rì. Phong nghiện hai món, đó là võ và phim chưởng. Cũng do nghiện hai món này nên các môn thi nó nợ như chúa chổm và kết cục là đúp. Tối nào nó cũng mò ra quán chị Lục ngoài từ sơn, gọi cốc cà phê và ngồi xem phim cho đến khi quán đóng cửa. Học hành như nó không đúp mới là lạ.
Thằng Phong xem nhiều phim quá nên ngấm chất chưởng vào người lúc nào không biết. Nó đi may bộ quần áo hệt như nhân vật đéo gì trong phim đéo gì như này này:



Nó diện bộ quần áo đó gần như cả ngày chỉ trừ lúc đi ngủ. Ngoài chuyện trang phục, cách hành xử của nó cũng sặc mùi chưởng hồng công. Một lần sau khi xem tiếu ngạo giang hồ, Thằng Phong rủ tôi  xuống quán bà Toàn. Nó cao giọng gọi một cái đùi bò và hai cân rượu. bà Toàn cáu tiết chửi  ngay: Hai cân cái mả mẹ mày à. Diệu bà bán lít đéo bán cân nhé.
Thế rồi sau khi xem bộ lục mạch thần kiếm thì nó kiên quyết bắt chúng tôi gọi nó là Tiêu Phong. Nể nó đãi riệu thường xuyên, chúng tôi đồng ý ngay và nhất loạt gọi nó là tiêu phong. Và để giống nhan vật võ hiệp này, nó nhảy xe về tận Hà nội xăm một cái đầu sói xanh lè ở ngực.



Thằng Phong mê võ điên cuồng. Lúc nào nó cũng múa tay theo thế võ nào đó trong phim kể cả khi ngồi trong giảng đường hay đi xuống nhà ăn. Có cái cây nào mềm mềm trên đường đi là chết với nó. Liếc thấy cây chuối non non là y như rằng nó tung vào cây đó vài tuyệt chiêu mới học được trong phim.

Hôm đó cuối tuần, bọn tôi được lĩnh học bổng. Chúng tôi quyết định ra chợ từ sơn làm bữa hoành. Tiêu phong, như thông lệ mặc nguyên cây tầu đen xì. Chúng tôi nhậu tơi bời tiết canh ngan, rồi thịt chó rồi tiết canh chó. Nhậu xong, Thằng Phong rủ chúng tôi vào quán chị lục uống cà phê tiện thể xem cho nó xem nốt bộ cô gái đồ long. Uống xong cốc cà phê sữa thì Tiêu phong đau bụng quá, Nó cố nhịn vì phim đang hồi gay cấn. Về sau, không nhịn được nữa nó phi vọt vào nhà vệ sinh. Chúng tôi xem hết phim mà chưa thấy nó ra, sợ nó bị cảm. Tôi mò vào hắng giọng gọi: Ỉa đéo gì mà lâu thế phong ơi. Ở trong nó thì thào nói vọng ra: Mày về lấy cho tao cái quần. DCM quần tao thắt giải rút vội quá kéo nhầm đầu dây thế là nó thắt lại gỡ mãi đéo ra thế là ỉa mẹ ra quần dồi.
 Ờ, sau vụ đó thì chúng tôi gọi nó là phong giải rút. Vừa rồi gặp nó ở hưng yên. Nó vẫn mặc cái áo tầu nhưng quần thì quần âu. Nhìn nó buồn cười đéo chịu.



Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Tâm ma.


Hề hề, Tâm ma ko phải danh từ riêng, nó cũng không phải là chuyện ma quỉ kinh dị. Nó là cái điếu gì?

Thằng con bạn hiền lành ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng, sau một thời gian học võ tự nhiên nó thay đổi tâm tính. Sự thay đổi đó có biểu hiện theo trình tự sau:

1-. Khó gần, khó nói chuyện.
2- Trở nên dễ cáu giận
3-Phản ứng thái quá trước một việc nhỏ
4-Luôn kiếm chuyện để đánh nhau
5- Nghiện ẩu đả, đâm chém ngoài đường.
6-Đi tù

Chúng tôi gọi hiện tượng đó là tâm ma. Vậy tâm ma đến từ đâu?

Tôi biết  một vị võ sư hiền lành, Ông có nhiều môn đệ giỏi.. Ông luôn nêu cao tinh thần võ đạo và luôn giáo dục chúng nó về tinh thần đó nhưng rất nhiều đệ tử của ông vẫn vướng vào tâm ma.
Ban có thể đọc những tin trên mạng như:

Và bạn tự hỏi tại sao lại thế?Câu trả lời là bị vướng he he:TÂM MA cmnr.

Theo nghiên cứu của học viện thể thao newsky. Tâm ma đến chủ yếu  từ kỹ thuật và cách mà người thầy truyền thụ những kỹ thuật ấy. Với những võ sinh đang tuổi thanh niên nông nổi, cách truyền dạy những kỹ thuật đánh người phải vô cùng tinh tế. Những môn võ càng hiệu quả thì số môn sinh rơi vào tâm ma càng lớn nếu cách truyền dậy của người thầy không tinh và khéo. Hãy làm rõ ý trên qua việc xem xét  môn tán thủ và quyền anh:

1- Đây là môn võ hiệu quả trên võ đài và ngoài phố bởi tính đơn giản và quyết liệt.
2- Rất nhiều võ sĩ tán thủ, quyền anh dính vào tâm ma.

Rất nhiều võ sĩ cuả hai môn võ này đã dính vòng lao lý và nhiều người trong số họ phải trả giá bằng mạng sống của mình. Lỗi dĩ nhiên thuộc về họ nhưng giả sử họ không học võ đó mà học AIKIDO hay JUDO, thì chắc chắn họ không dính TÂM MA và đời họ sẽ tốt đẹp hơn.
Sẽ có bạn nói rằng:Không phải ai học quyền anh hay tán thủ đều dính tâm ma. Có người chả học môn nào cũng dính tâm ma. Đúng vậy. Tuy nhiên, chúng ta xem xét sự việc trên góc độ khoa học thuần túy và như tôi đề cập ở trên đó chính là sự tinh tế trong cách truyền dậy của người thầy
Con người là thực thể phức tạp. Một chiêu thức truyền dậy cho võ sĩ A chả gây nên phản ứng tâm lý nào nhưng chiêu thức đó được truyền dậy cho võ sĩ B sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý tiêu cực. Huấn luyện viên phải vô cùng tinh tế để có thể nhận thấy những hiệu ứng đó của học viên để điều chỉnh. Chiêu thức càng bạo liệt, tâm ma đi kèm nó sẽ càng lớn và cần một liệu pháp tâm lý để hóa giải. Và đây chính là nơi thể hiện bản lĩnh người thầy.

Xin nêu vài ví dụ hóa giải tâm ma:
Hãy căn cứ vào từng võ sinh để đưa ra phương pháp truyền dạy: Võ sĩ A tính tình hiếu động: Hãy dạy võ sĩ ấy phòng thủ là chủ yếu và mọi phưng án tấn công đều phải dựa vào nền tảng phòng thủ và né tránh.
Võ sĩ B hung hăng hiếu chiến: Hãy rèn cho nó thể lực và chú trọng đặc biệt vào những bài tập mang tính kiên trì. Sự tiêu hao năng lượng trong các bài luyện thể lực và tính kiên trì sẽ làm bớt tính hung hăng của võ sĩ này.

Ồ, sẽ có vô số cách để tránh tâm ma và người thầy luôn phải chú ý tới vấn đề này khi truyền dậy kỹ thuật cho những môn sinh trẻ tuổi.