Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tập với Mitt


Một trong những phương pháp cực kỳ hiệu quả để luyện nhãn pháp là tập đấm đích (Mitt). Tại sao vậy???

Nếu bạn đã từng xem  bất cứ võ sĩ chuyên nghiệp nào luyện tập với mitt, bạn sẽ nhận thấy rằng những võ sĩ đó phản ứng  trước khi HLV tấn công.  Nó gần như là  đọc được ý nghĩ của HLV và dự đoán những gì HLV sắp làm.

Khi luyện tập thường xuyên với Mitt, bộ não của võ sĩ sẽ hình thành cung phản xạ với tín hiệu cơ thể của HLV. Họ sẽ quan sát mục tiêu rất nhanh và điều này là lợi ích to lớn cho những trận đấu thật.

Khi  HLV cầm Mitt và tấn công theo nhiều hướng và nhiều kiểu khác nhau, Võ sĩ sẽ dần thiết lập "nhận dạng mẫu" về tư thức của đối thủ và sẽ nâng cao khả năng dự đoán hành động tiếp theo và bảo vệ chính mình khi  bị tấn công.

Nhiều người tập căng thẳng và lo sợ với ý tưởng bị đánh trúng trong một cuộc đấu tập. Sự căng thẳng này làm tê liệt khả năng quan sát và phản ứng. SỰ rèn tập với Mitt sẽ giúp họ  loại bỏ sự căng thẳng này và người tập sẽ quen dần với sự tấn công. Họ sẽ cảm thấy rất thú vị khi bài tập với Mitt được ứng dụng thành công vào trong trạn đấu.

Clip sau là Ba quắt, một học viên được đào tạo boxing sau một tháng từ chỗ chưa có khái niệm gì về bất cứ môn thể thao đối kháng nào. Tôi chắc chắn rằng nếu tháng sau nữa tốc độ đấm và quan sát tình huống của thằng này sẽ tăng lên gấp đôi.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Bàn về liên hệ giữa thành tích thể thao và chủng tộc


Khi nói đến chủng tộc khác nhau thì người ta liên tưởng đến nguồn gen khác nhau. Nếu xét trên số đông, với toán học thống kê người ta dễ dàng đi đến nhận định chủng tộc nào mạnh ơn về thể lực. Ví dụ như người da đen thường có tố chất khỏe hơn da trắng hoặc người phương tây khỏe hơn phương đông và xin lưu ý rằng đây là xem xét trên số đông.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì gen giới hạn sự phát triển của sinh vật nói chung và môi trường thì nuôi dưỡng sự phát triển ấy, tôi xin lấy ví dụ:
Giống lúa ABC có thể đạt năng suất tôi đa là 10 tấn/hecta trong điều kiện nuôi dưỡng tối ưu nghĩa là môi trường sống tốt nhất cho nó phát triển. Nếu môi trường ấy không tốt thì nó chỉ đạt năng suất thấp hơn 10 tấn nhưng nếu chăm sóc cực kỳ tốt thì nó cũng không thể cho hơn 10 tấn được vì gen của giống lúa ấy chỉ đến thế mà thôi. Đây chính là mối quan hệ hữu cơ giữa gen và môi trường sống. Bây giờ xin bàn về con người.
Giả dụ vận động viên A được nuôi dưỡng và chăm sóc và luyện tập trong môi trường tốt nhất thì chỉ có thể đạt thành tích tối đa là một số hữu hạn và dù cố gắng như thế nào đi nữa anh ta cũng không thể đạt thành tích cao hơn nữa bởi vì nó được giới hạn bởi yếu tố gen.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong thể thao thành tích cao thì yếu tố cá nhân rất quan trọng. Trong cánh đồng 10 tấn kia thế nào cũng có một cây vượt trội hơn những cây có cùng gen. Tại sao vậy: đó là câu hỏi không nên đặt ra bởi vì do câu hỏi đó hitle đã tàn sát hàng vạn người do thái để mưu đồ chủng tộc arian thống trị thế giới.
Như tôi đã trình bày ở trên yếu tố cá nhân vượt trội này được gọi là tố chất thể thao. Để tìm ra những cá nhân có tố chất này thì tôi thừa nhận rằng quốc gia nào càng văn minh thì họ càng tìm được nhiều người tài. Việt nam ta có nhiều người tài nhưng vấn đề là ai tìm ra họ và tìm ra họ xong thì đối xử với họ như thế nào hay theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ. Các bạn đưa ra nhận định tây khỏe hơn ta đó là xem xét trên thống kê số đông. Còn trong thể thao thì không nên nhìn nhận vấn đề như vậy. Nên nhìn nhận theo yếu tố con người cụ thể
 Thể thao thành tích cao ở bất cứ quốc gia nào cũng rất cần những cá nhân xuất sắc mà không câu nệ cá nhân đó xuất phát từ chủng tộc nào. Tôi chắc chắn rằng khi kinh tế VN phát triển ngang bằng phương tây thì đó là lúc các cá nhân xuất sắc này sẽ xuất hiện và tỏa sáng.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Nhãn pháp tiểu luận


Bàn về nhãn pháp trong thi đấu.

Chắc các cụ đã từng xem phim đéo gì có nhân vật chính cao thủ võ lâm dưng bị hạ độc mù mẹ nó mắt. Cao thủ nài sau khi mù bèn luyện nghe gió để đánh và cuối cùng đã chiến thắng địch thủ. Đại khái thế.
Phim phét thế vì nếu mù thật thì dò dẫm đi lại còn khó nói gì đến oánh nhau phỏng các cụ. Cặp nhãn là vô cùng quan trọng và hôm nai nhà cháu xin rón rén bàn vài ý về nhãn pháp trong thi đấu. Như thông lệ, nhà cháu xin bàn về nhìn vào đâu, nhìn cái gì và nhìn như thế nào.

1- Nhìn vào đâu
Khi còn làm lơ xe, nhà cháu rất ngạc nhiên khi ông già cháu vừa lái xe vừa quay sang nói chuyện với khách.Ông nhiều lúc  thậm chí không thèm nhìn đường.  Nhà cháu hòi đó mới tập lái, cứ khi nào ông già cho bẻ vô lăng là nhà cháu rất hồi hộp và chăm chú quan sát rất kỹ tất cả mọi thứ từ ông bò ông gà đến mụ hàng rong đến thằng xe tải…. đầu căng như dây đàn.
  Ông già cháu thường hay mắng: Mài lái xe ngu như ông chó, cứ trợn mắt lên như thế thì chóng mỏi. Cứ chú ý vào một đối tượng nào đó trên đường thì dễ gây tai nạn với đối tượng khác.
 Mài phải nhìn tổng thể nhưng không được chú ý vào cái gì cụ thể cả. Hãy để tầm mắt bao quát ra phía trước.
Một lần nhà cháu tránh một con mẹ xe thồ nhưng lại suýt lao vào cột điện nếu ông già không giật tay lái hộ. Sau vụ ấy ông nói: Tránh cái này trong khi vẫn phải đặt tất cả cái khác trong tầm mắt chứ không sẽ gây tai nạn với đối tượng thứ hai hoặc ba.

Bài học lái xe này tin hay không tùy các cụ nhưng rất đúng trong thi đấu võ thuật.

Nhìn vào đâu? Câu trả lời giống như khi lái xe. Nhìn về phía trước. Không chú ý tới mục tiêu cụ thể, quan sát tổng thể đối thủ để có thể có phản ứng thích hợp.

2-Nhìn cái gì.


Có nhiều võ sư dạy đệ tử như này: Khi giao đấu hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương, Hãy thiêu đốt đối phương bằng cặp mắt nảy lửa của mình, hãy áp đảo tinh thần đối phương bằng ánh mắt mang hình viên đạn…..
Thực tế, nếu nhìn thẳng vào mắt đối phương, cụ sẽ không nhìn thấy chân họ và cụ sẽ rất dễ dàng xơi một low kick giữa đùi đau thấy ông bà ông vải hoặc tệ hơn là giữa đốp phát giữa mõm gãy vài ông răng.

Để có thể quan sát đối thủ một cách tổng thể từ chân lên đầu, hãy hướng tầm mắt của mình tới vị trí giữa ngực. Nếu cụ nào đeo dây chuyền thì vị trí mặt dây chuyền là vị trí mà khi tầm mắt của cụ đặt vào đó cụ có khả năng quan sát toàn bộ mọi chuyển động của đối thủ. Đó chính là điểm đặt mắt đúng trong giao đấu.


3- Nhìn như thế nào.

1-Đó là nhìn thấy những chuyển động mà trên thực tế chưa xảy ra. Đây là kỹ năng khó khăn mà không phải ai cũng có thể sở đắc. Để nhìn thấy chuyển động tương lai, người võ sĩ phải có bề dày kinh nghiệm giao đấu. Nó cũng giống như tài già lái xe vậy. Luôn luôn dự tính trước được điều gì sắp xảy ra và phản ứng nào là thích hợp.
2-Nhìn như không nhìn. Cụ có thể chặn đứng một đòn đánh của đối phương mà thậm chí không cần nhìn thấy nó. Một quả Jab bay rất nhanh nhưng vẫn bị cụ nghiêng người tránh. Trong lúc tránh cú Jab cụ không cần phải nhìn vào quả đấm đó mà cụ phải nhìn vào cơ hội phản công mà quả Jab đó mang lại cho cụ
Hãy nhìn vào khoảng trống và cơ hội hãy tận dụng khoảng trống và cơ hội ngay khi có thể. Đừng mất thời gian nhăm nhăm nhìn vào đòn đánh của đối phương. Hãy cảm nhận đòn đánh đối phương.

Làm thế nào để có thể sở đắc kỹ năng trên?????? Hà hà thọi nhau nhiều các cụ nhé





Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Cước pháp luận


Thế nào là một cú đá chuẩn?
Dĩ nhiên sẽ có nhiều người nói đó là cú đá có kỹ thuật, sức mạnh, tốc độ, điểm chạm…vân vân. Tuy nhiên khi luyện tập thì đôi khi tất cả những cái đó lạị không đi cùng với nhau. Nếu chú trọng tốc độ thì mất đi lực, chú trọng lực thì mất tốc độ, chú trọng điểm chạm thì mất con bà nó cả tốc độ lẫn lực. Vấn đề ở đây là gì? Xin lưu ý các cụ là em bàn về thực tế mà chúng ta nhiều người mắc phải chứ em không bàn về các siêu sao điện ảnh nhé.
Có cụ nhận xét em cho là chí lý: đá thế đéo nào thì đá miễn là đối thủ lĩnh xong cú ấy là lăn quay. Đây là cụ đang bàn về tính hiệu quả và đó là tổng quát nhất cho cả thi đấu và thực tế. Tuy nhiên điều ấy chỉ là cái đích mà ai luyện võ cũng mơ tưởng và cố đạt tới nó…Nhưng bằng cách nào mới là vấn đề quan trọng.
Dân teakwoondo như cụ Pín chuyên sâu về chân. Cú đá của tea chú trọng tốc độ do vậy phải rất lỏng và sức bật đầu gối rất tốt. Sẽ có vấn đề xảy ra khi dân tea đánh nhau ngoài đường đó là: Bố gí dái đá mày bố xách kiếm bố chém “http://nld.com.vn/75876P0C1002/6-nam...van-bi-bat.htm

Cụ vạn văn nổi tiếng với tuyệt kỹ tam bộ thất cước sao ko dùng?????Mà lại dùng kiếm??

Cụ Pín đá này:
Vâng,sẽ có cụ có thể nói như cụ ngố rằng: Lĩnh cú 540 ấy thì bay cả hàm, em xin thưa ngay là đánh nhau thật em thách cụ pín dám dung cú ấy. Dùng với người ko biết võ cũng khó trúng vì phản xạ đỡ gạt bẩm sinh cũng là đủ để cụ pní nhà ta ngã lăn quay. Nếu đối phương to khỏe thì đá trúng còn nguy hơn đá trượt vì sau khi lĩnh đòn nó điên lên thì nó ghè cụ pín nát mẹ như tương ngay ….cấm cãi.
Sẽ có cụ nói rằng tốc độ càng cao thì lực càng cao. Vâng điều đó đúng trong vật lý nhưng trong võ thì có lúc điều đó không đúng. Vì sao nó không đúng thì các cụ cứ đá thử là cảm nhận được. Nhiều cú đá vào lampo nổ to như bom nhưng đá vào bao cát nặng 50 cân thì thấy yếu xìu he he. Vấn đề ở đây là phản lực. Do chú trọng đến tốc độ để gây nổ lăm nên vo tình quên mẹ yếu tố chống phản lực để tạo độ truyền lực vào đích đá. Khi thượng đài nhiều tay đá lăm pơ toanh toách như máy đã mất mẹ hết niềm tin vào chính kỹ thuật của mình như lài lài:

 http://youtu.be/VL5Cy33RWLo
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=VL5Cy33RWLo

Lực của cú đá là quan trọng nhất. Lực đó đến từ đâu. Xin thưa nó đến đầu tiên là từ những khối cơ trong bộ giò của các cụ và những khối cơ ấy là quan trọng nhất. Kỹ thuật xét sau nhé. Một tay điền kinh như lão Thủy Trọng không tập cước nhưng lão ấy sút vớ vẩn cũng mạnh ngang tay Khương Minh nếu không muốn nói là mạnh hơn. Còn cụ nào muốn xơi thử cú đá của tay cầu thủ như công vinh hay các lốt thì xin chúa phù hộ các cụ….
Tập thế nào để cú đá mạnh……..he he tập chạy là quan trọng nhất.
Sẽ có nhiều phương pháp tập để nâng cao thể chất của chân. Những phương pháp đó tùy theo điều kiện của người tập và võ phái mà người đó theo học. Nhưng chạy bộ, nhảy dây, ép dẻo là những phương pháp mà hầu như môn phái nào cũng phải chú trọng vì tính đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cao của nó. Nếu các cụ xem nhiều phim chưởng sẽ thấy nhiều dụng cụ cổ quái để tập. Tính hiệu dụng của những dụng cụ này được phóng đại quá cỡ..he he chưởng mà. 
Nếu quê em miền biển thì đây là phương pháp hay.

http://youtu.be/kbXE_R2eL8k

Sau khi có một nền tảng thể lực vững vàng thì em xin bàn đến kỹ thuật đá. Về kỹ thuật đá thì em xin bàn đến ba vấn đề chính là đá vào đâu, đá kiểu gì và lúc nào thì đá.

1.    Đá vào đâu?:
Sư phụ em thường nói: Lũ con gián chúng mày sao cứ thích đá vào mặt nhau. Xét về khía cạnh nào đó thì tung chân đá vào mặt cũng vô nghĩa như quì xuống đấm vào bàn chân địch thủ vậy. Đòn cao nên dung tay đòn thấp nên dung chân vì chân ở dưới tay, đạo lý nó đơn giản thế thôi. Khốn nỗi lũ chúng em thời đó xem phim anh lý nhiều nên he he chỉ thích đá cao.’ DM anh Lý phát cho thơm mồm” Đến khi ra đời nện nhau mới thấy sư phụ nói đúng. Một cú đá từ rốn trở xuống rất khó đỡ và hiệu quả cao gấp nhiều lần một cú đá vào mặt. Một cú low kick vào kheo có thể loại địch thủ ra khỏi vòng chiến trong một tick tắc. và dĩ nhiên luyện những cú đá thấp dễ dàng hơn nhiều so với các thể loại bay lượn. Khốn nỗi, chúng ta nhiều người cứ thích tìm kiếm sự phức tạp hơn là hiệu dụng. Cơ thể con người có nhiều điểm yếu mà khi ăn đòn vô đó là nguy hiểm. do vậy cơ chế phản xạ tự nhiên sẽ có những biện pháp tự nhiên để tự bảo vệ điểm yếu ấy. Ai chả biết đá phát vào bulu là đối phương lăn quay, he he thực tế cho thấy đá vào bulu không dễ như nhiều cụ tưởng. Cụ kempo có lần thề sống thề chết với em rằng: DCM tao đá 3 phát vào hạ bộ nó chát, chát chát…cứ tưởng nó gục ngay…dcm nó không sao mới lạ chứ???!!!!! Thưa cụ kem, ba phát ấy nó thụt mẹ mông lại, khép cái đùi là cú đá của cụ thành vô nghĩa, cụ có đá trúng bulu đâu mà đòi nó gục.
Vấn đề là những điểm mà đối thủ không phòng bị bởi phản xạ tự nhiên sẽ dễ tấn công trúng hơn. Đùi là ví dụ. Nếu cụ chưa xơi một cú đá phạt vào đùi cụ sẽ không biết nó đau đến mức nào…em xin thưa là lăn quay ngay như những cầu thủ bị phạm lỗi và nếu nặng thì mời cụ lên thầy lang Đức đại tá bó thuốc nếu không muốn tập tễnh cả tháng nhé.


Ồ, em không phản đối những cú đá cao, những cú đó có thể hiệu quả trong nhiều trường hợp và nó gắn chặt với yếu tố mà em sẽ bàn trong bài sau là Đá lúc nào.

Đá lúc nào là câu hỏi tương đối dễ trả lời: đó là đá vào lúc địch thủ không nghĩ là ta sẽ đá. 
Nhiều tay tập thái cực đạo thường than phiền với em về ngón chân sưng tướng của mình. Kịch bản là họ tung ra cú đá thẳng hay vòng, địch thủ lùi lại tránh và điểm tiếp xúc đòn là ngón chân quệt vào địch thủ, he he, ngón chân sưng tướng ngay. Vấn đề ở đây là địch thủ đã biết là ta đá nên lùi tránh được do vậy đòn đá của ta không đạt hiệu quả mong muốn. Tại sao địch thủ biết ta đá???vì ta lộ đòn! Tại sao ta lộ đòn thì có một số yếu tố mà em xin liệt kê theo thứ tự sau:

1.    Khoảng cách: đây là yếu tố lộ đòn hàng đầu. Khoảng cách lớn khi mà tay không với tới thì trong đầu địch thủ luôn đề phòng cú đá của ta. Do vậy những cú đá hiệu quả nhất là những cú đá phát ra khi khoảng cách hai bên là tầm đấm. Những huấn luyện viên giầu kinh nghiệm đúc kết rằng: nếu muốn chiến thắng những người cũng luyện võ thì :Xa đấm, gần đá. Nghe hơi nghịch nhĩ nhưng đó là chân lý nếu muốn tạo bất ngờ. Thế nào cũng có cụ phản bác: xa thì đấm thế điếu???gần thì đá thế điếu???chỉ chém gió. Vâng nhà em xin trả lời bằng clip này
Phát động đá kiểu thông báo tao sắp đá đây: Khi tung chân phát cước thì khâu chuẩn bị cho cú đá ấy quá rõ ràng và địch thủ dễ phán đoán. Cái này thì ai cũng biết nếu oánh nhau nhiều. Do vậy người ta thường che đi đòn đá của mình bằng cách đánh lạc hướng đối thủ bằng đòn tay trước khi tung chân đá. Ở nhiều tình huống thì sau khi đối thủ tối mắt với sery đấm thì một cú đá sẽ là sự kết thúc hoàn hảo. Cụ nào cho rằng lướt bụp phát vào đá như anh Lý làm đối thủ đo ván ngay thì he he, eatshit nhế. Đòn đá sau đây là điển hình của lộ đòn khi phát cước:
Tóm lại ta sẽ phát cước khi địch thủ nghĩ ta không thể phát cước thì cú đá sẽ hiệu quả gấp bội.
Đòn đá nói chung không dùng để phát động một cuộc tấn công mà sẽ dùng để phản công và đây chính là tuyệt kỹ của dân thái cực đạo trong thi đấu thể thao khi mà võ sĩ căn đúng thời điểm phát đòn.


Đá kiểu gì còn phụ thuộc rất lớn vào người tập. Trong khi huấn luyện bọn em thường căn cứ vào thể hình của học viên để hướng dẫn họ những kỹ thuật hợp với vóc dáng của họ. Ví dụ, những người nhẹ cân như cụ mabu thì nên tập những kỹ thuật đá mà khi đá thì dung lực xoay và trọng lượng cả người đặt vào cú đá đó. To béo như cụ Gúc thì chớ nên tập đá bay lượn hay xoay người như cụ cửu mà giập mông. Cụ nên chú trọng những cú đá bật đầu gối chớp nhoáng như kim tiêu hay trực tiêu. Chân cứng như cụ Ngố nên tập phạt trụ, phá sườn kiểu muay thai. Nữ giới thì nên tập những đòn đá ở tư thế mà địch thủ không ngờ nhất, lách trái đá phải, thụt xuống đá tốc lên….tóm lại là kỹ thuật đá kèm thân pháp ảo diệu tương tự như môn capoeire, he he, tất nhiên là khó nhưng bất ngờ xuất cước phản công nếu bị rơi vào tình trạng bị bắt nạt thì những thế đá kiểu này là hiệu quả vô đối.
Hiệu quả của đòn đá còn phụ thuộc vào công phu tu tập chân, ngoài việc tập cho cơ chân khỏe còn phải tập cho xương cứng nữa mới đá chết mẹ chúng nó được. Xương không luyện đá vào chân nó có khi mình gãy chân trước thì toi. Luyện cho xương cứng là quá trình lâu dài và gian khổ, để đốt cháy giai đoạn này tốt nhất là đi giầy mõm sắt và thường xuyên đeo shin-guard nếu cụ nào có máu khoái ẩu đả ngoài phố.Clip sau nói về tứ cước của tứ môn mà cũng là tứ cước mà đại lão võ sư Đoàn tâm Ảnh tâm đắc, tống trước Karate, vòng trước muaythai, teakwondo, tảo địa cước(capoeire)

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Sư phụ thằng bạn.



Nó học cùng trường thể thao với tôi. Hồi đó chúng tôi mới ngoài 20 tuổi. Võ đường nó dạy những gì tôi không biết nhưng nó thường tâm sự với tôi về sư phụ nó. Qua những gì nó kể thì ngài rõ ràng không phải người bình thường mà là một siêu nhân. Ngài là thần tượng của nó và nó cố gắng bắt chước sư phụ nó từ dáng đi lẫn cách ăn nói lẫn cách nhổ bọt. tóm lại nó đang dần dần trở thành bản sao của thầy nó.
Thầy nó rất giỏi về nội công. Ngài có thể biểu diễn những tiết mục phi thường như phim chưởng. Mặc dù nặng 70 cân nhưng ngài có thể đề khí đứng nhẹ nhàng lên vài quả bóng bay mà bóng không vỡ. Ngài có thể vận công cho toàn thể học sinh đấm bùm bụp vào bụng mà không hề hấn gì. Ngài có thể nhịn ăn cả tuần chỉ uống vài cốc nước..vv..và vv.
Dĩ nhiên ngài không bao giờ song đấu với học sinh. Đơn giản vì chiêu thức của ngài chứa đựng công lực tu vi quá lớn. Một cú gạt nhẹ nhàng của ngài cũng có thể làm đồ đệ chấn thương nặng. Trong quá khứ, ngài đã từng tay không hạ gục gần hai mươi tên cướp trong một trận đánh đẫm máu ở…mù cang chải. Ngài đã được Nhật phong 7 đẳng huyền đai khi mới gần 30 tuổi…
Tóm lại sư phụ nó là một siêu nhân và nó dĩ nhiên sẽ trở thành siêu nhân giống sư phụ nó. Hàng tuần nó nhảy xe buýt về HN để theo tập một khóa đặc biệt chuyên tập nội công. Khóa này chỉ dành riêng cho vài cao đồ. Học phí cho khóa học này là bao nhiêu thì tôi không hỏi nhưng nó nói rằng những gì mà nó được học là vô giá và sư phụ nó truyền dạy vì quí chúng nó chứ không quan tâm đến tiền. Từ ngày theo tập khóa học đặc biệt đó thì nó trở nên khác hẳn. Thỉnh thoảng nó lại bảo tôi thọi cho mấy cú vào bụng để thử công lực. Nó nghiến răng tắm nước lạnh giữa mùa đông. Nó nửa đêm mò dậy ngồi thở phì phò. Hai tay đưa lên trời để thu năng lượng của vũ trụ
 Tóm lại nó trở thành một người huyền bí. Bước chân nó đi nhẹ như mèo. Mọi cử động của nó đều mang một ý nghĩa sâu xa nào đó. Đến một hôm nó tuyên bố.  Nhờ sự trợ giúp của su phụ tao đã đả thông hai mạch nhâm đốc. Từ nay, tao sẽ thẳng tiến tới cảnh giới tối cao trên con đường võ thuật.
tôi hỏi: Thông hai mạch đó có lợi ích gì.
Nó trả lời: Ờ thì ít nhất không bị những bệnh tật thông thường như sida, ung thư lao phổi. Công lực cao hơn thì như sư phụ tao đấy, vung tay đập vỡ 50 chục viên ngói. Cắn cái bàn nặng 80 cân nâng lên….nhịn ăn cả tháng…Cải lão hoàn đồng vv
Một dạo không thấy nó nhảy xe về HN tập. Tôi hỏi: Kết thúc khóa nội công rồi hử?.
 Nó bảo: chưa nhưng sư phụ đi viện nên cả lớp nghỉ.
Ngài bị sao? Tôi hỏi:
Nó trả lời: Tràn dịch màng phổi.
Tôi bảo: thế sư phụ mày hai mạch nhâm đốc lại đứt mẹ nó ra à. Nó ngẫm nghĩ rồi tặc lưỡi: Tao đéo biết…thế mới lạ.